Siêu máy tính cá nhân ngày xưa

Nồi đồng để ăn lẩu của người Việt xưa nè – đồ đồng Đông Sơn – Việt Nam

https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3101/69534/djo-djong-djong-son-thoi-djai-vang-djau-tien-cua-nghe-thuat-viet-nam.html


Ngày xưa, hic là là từ ngày xưa

Siêu máy tính là supercomputer được bên trời Tây làm ra đầu tiên và đặt tên như vậy

Supercomputer là siêu máy tính dành cho mấy ông làm khoa học giải các bài toán như

Mô phỏng nổ bom nguyên tử bằng phương pháp Monte Carlo chuỗi Markov mới

→ sau đó là mô phỏng nổ bom H cũng bằng phương pháp Monte Carlo chuỗi Markov mới

Bom H (Hydrogen bomb) mạnh hơn bom nguyên tử (Atomic bomb) nhiều lần!!!

https://en.wikipedia.org/wiki/Monte_Carlo_method

Nguyên tử là gì?

Nguyên = nguyên vẹn, tử = con, nhỏ

Nguyên tử là những hạt nguyên vẹn, không thể chia nhỏ hơn nữa

Ngày xưa người ta tưởng proton, neutron, electron là những hạt nguyên tử cơ bản (elementary particle) không thể chia nhỏ hơn nữa

Nhưng sau đó có người tinh mắt hơn nhìn thấy những hạt nhỏ hơn bên trong gọi các hạt Quark

→ gọi là hạt nhỏ hơn nguyên tử (subatomic particle)


Máy tính cá nhân ngày xưa có tốc độ CPU + bộ nhớ RAM so với bi giờ khác tới mức không tin được luôn, haha

Hình này mình lấy từ sách

Bài tập Tin học tập 1 – Hồ Sĩ Đàm Nguyễn Tô Thành Dương Viết Thắng Nguyễn Thanh Tùng Nhà xuất bản Giáo Dục 1993

CPU 25MHz – RAM 2 MB on board – 32 KByte CACHE Speicher

→ các bạn so sánh với điện thoại cũ nhất bi giờ để thấy khác nhau như thế nào nha

Bài tập xử lí ma trận số ngày xưa

Bài tập lập trình đồ họa ngày xưa

Bài tập lập trình hình học ngày xưa

Bài tập lập trình xử lí chuỗi không khó nhưng hay

Học lập trình thời đó chủ yếu là học giải các bài toán khoa học kĩ thuật trên máy tính

Học lập trình cấp 2, 3 là học thuật toán, những thứ giúp rèn luyện đầu óc tuổi mới lớn

→ chứ hổng phải học lập trình đổi màu thành xài công nghệ

→ xài library + framework để làm công nhân code (coder)

Công nghệ thông tin thay đổi rất nhanh cả về phần cứng lẫn phần mềm

Nếu các bạn nhỏ học lập trình kiểu xài công nghệ thì vài năm sau sẽ thấy thay đổi rất nhiều

→ những cái bạn được học sẽ lỗi thời (obsolete) 1 thời gian ngắn sau đó vì đó là những cái người ta dọn sẵn cho mình ăn

Học công nghệ để làm ra công nghệ hay xài công nghệ?

Công nghệ lõi về phần cứng như chip, RAM, CPU, đĩa cứng

công nghệ lõi về phần mềm như hệ điều hành vẫn là những thứ cần phải học!!!

→ nội dung học sẽ khác nhau tùy vào cấp độ người học như học sinh, sinh viên, kĩ sư, nghiên cứu sinh, nhà khoa học hổng phải ngành CNTT.